Cảnh báo về chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ | Thegioinem.com

Tắc nghẽn đường thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ. Đa phần mọi người không biết hoặc không nghĩ rằng đây là vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Có rất nhiều cảnh báo về chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ, hãy cùng Thegioinem.com tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé!  

Tắc nghẽn đường thở khi ngủ là gì?

Hội chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh khi đang ngủ có những cơn ngưng thở hoàn toàn và lặp lại ít nhất 10 lần trong mỗi đêm. Hội chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ không được chẩn đoán. Hầu hết bệnh nhân đều không biết mình đang bệnh vì hiện tắc nghẽn đường thở chỉ xảy ra trong lúc ngủ.

Tắc nghẽn đường thở khi ngủ là thể bệnh thường gặp nhất phổ biến hơn ở nam giới. Tuy nhiên chỉ có khoảng 10% người bệnh đi khám và biết về tình trạng bệnh của bản thân để điều trị kịp thời. Còn lại sống chung với căn bệnh này cho đến khi biến chứng không may xảy ra.

broken image

Tắc nghẽn đường thở khi ngủ là gì

Chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ là các cơn tắc nghẽn đường hô hấp trên toàn phần hoặc một phần khi ngủ và lặp đi lặp lại. Trong khi ngủ, các cơ ở họng đang ở trạng thái nghỉ ngơi, lưỡi và các mô mềm ở hầu họng sẽ giãn ra, dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở. 

Khi ngừng thở không khí đi qua khu vực bị tắc nghẽn bị hạn chế và làm giảm lượng oxy trong máu. Việc thiếu oxy sẽ gửi tín hiệu đánh thức các bộ phận của não bộ để chỉ huy cơ thể thở. Do cơ hoành và cơ ngực cần phải làm việc nhiều hơn để đẩy không khí qua vùng hẹp nên việc thở thường là thở hổn hển. Khi nhịp thở trở lại bình thường, não sẽ ngủ trở lại và quá trình này bắt đầu lại. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà quá trình này có thể xảy ra vài hoặc hàng trăm lần trong một đêm.

Nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn đường thở khi ngủ

Nguyên nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ thường là tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp trên khi ngủ do: mô quá mức ở thành sau cổ họng, lưỡi to, hàm bất thường,... Giấc ngủ trung tâm là do một vấn đề trong não làm cản trở các tín hiệu điều khiển các cơ thở trong khi bệnh nhân ngủ.

Các yếu tố nguy cơ như các vấn đề về xoang, béo phì, phì đại VA và mở rộng lưỡi hoặc amidan, có thể làm tăng nguy cơ hoặc khiến bệnh trầm trọng hơn đối với những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Hầu hết những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ trung ương đều có vấn đề về thần kinh hoặc suy tim.

broken image

Triệu chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ

Nam giới có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ cao gấp đôi phụ nữ và hầu hết chúng bắt đầu phát triển và trở nên trầm trọng ở tuổi trung niên. Hội chứng này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tăng nguy cơ tai nạn lao động, tai nạn giao thông, giảm chất lượng cuộc sống.

  • Triệu chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ: Có đến 90% người mắc hội chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ thể tắc nghẽn không biết về tình trạng bệnh của bản thân. Sau đây là các triệu của chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ 
  • Đau đầu vào buổi sáng.
  • Ngay cả khi bạn ngủ một giấc dài vào ban đêm và không thức dậy, bạn có thể bị buồn ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Ngủ ngáy, đôi khi bị nghẹn khi ngủ, ngừng thở, dấu hiệu này cần được người bên cạnh kiểm tra.
  • Đi tiểu nhiều lần trong đêm, khi chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ khiến bạn thức dậy vì thiếu oxy quá mức, não sẽ tạo ra một kích thích thúc đẩy quá trình thở trở lại.
  • Trí nhớ giảm sút và sự tập trung giảm sút do chất lượng giấc ngủ kém và phản ứng oxy của não kém.
  • Tăng huyết áp đề kháng.
  • Béo phì, thừa cân, cấu trúc răng hàm bất thường.  
broken image

Đối tượng dễ mắc phải chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ

Ảnh hưởng của tắc nghẽn đường thở khi ngủ đến sức khỏe

Chứng  tắc nghẽn đường thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, dẫn đến một số vấn đề như:

  • Rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim
  • Cao huyết áp
  • Tai biến mạch máu não
  • Đột quỵ
  • Đột tử khi ngủ
  • Tiểu đường và hen suyễn 
  • Giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung
  • Dễ thay đổi cảm xúc và trầm cảm
  • Mệt mỏi ban ngày và giảm chất lượng cuộc sống
broken image

 

Mệt mỏi ban ngày và giảm chất lượng cuộc sống

Cách điều trị chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ

Duy trì cân nặng: Các bác sĩ thường khuyên những người bị chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ nên giảm cân. Vì mỡ thừa ở trong hoặc quanh cổ có khả năng làm giảm nhịp thở và cản trở hoạt động hô hấp của cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường thở và thu hẹp lỗ mũi. Do đó, duy trì cân nặng hợp lý có thể giữ cho đường thở thông thoáng và giảm các triệu chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ.

broken image

Duy trì cân nặng

Nằm nghiêng có xu hướng tạo nhiều điểm áp lực trên diện tích hẹp với toàn bộ trọng lượng cơ thể. Để giảm áp lực thì nệm cao su Liên Á chính là lựa chọn hàng đầu. Nệm cao su có khả năng hiểu rõ từng chuyển động cơ thể người sử dụng và tạo ra sự cân bằng tự nhiên phù hợp cho 5 vùng cơ thể khác nhau: đầu, lưng, mông, đùi, chân và rất phù hợp với người nằm nghiêng.

Tập yoga: Tập yoga thường xuyên có thể tăng cường sức mạnh cho tim và giảm chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ có liên quan đến việc giảm độ bão hòa oxy trong máu. Mặt khác, các bài tập yoga được biết đến với khả năng cải thiện hơi thở và kích thích lưu lượng oxy thông qua nhiều bài tập thở. Vì vậy, hãy tập yoga để thoát khỏi tình trạng thức đêm càng sớm càng tốt.

broken image

Tập yoga thường xuyên có thể tăng cường sức mạnh cho tim 

Tránh rượu bia và hút thuốc lá: Thay đổi thói quen sống tích cực sẽ giúp cải thiện được sức khỏe của bạn. Nhiều chuyên gia cho rằng uống nhiều rượu bia sẽ làm giãn các cơ cổ họng và kiểm soát hơi thở. Điều này có thể dẫn đến ngáy và dẫn đến chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ

Chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ dễ gặp ở nhiều người và đôi khi khó nhận diện. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng bệnh này và biết cách khắc phục khi gặp phải. Theo dõi Thegioinem.com để tìm hiểu thêm về những thông tin hữu ích liên quan tới sức khỏe giấc ngủ nhé!