Không chỉ ở người già, rối loạn giấc ngủ ở người trẻ hiện nay cũng rất phổ biến. Khi giấc ngủ bị ảnh hưởng, lâu dài sẽ gay ra nhiều vấn đề về sức khỏe với những biểu hiện dễ nhận thấy như mất tập trung, mệt mỏi,... Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ, làm sao khắc phục? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ, làm sao khắc phục?
1. Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ.
Mất ngủ là triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, tình trạng rối loạn giấc ngủ còn có xu hướng gia tăng ở người trẻ có độ tuổi từ 20 - 30 tuổi.
Trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn ra mạnh mẽ nhất, người trẻ được xem là thành phần năng động của xã hội cũng bị “gò bó” phải ở nhà, hạn chế tất cả hoạt động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, công việc, thói quen sinh hoạt,...
Người trẻ đã quen với nhịp sống bận rộn nay lại phải “giam chân” trong nhà còn dễ khiến họ bị cảm thấy cáu gắt, tâm lý không ổn định, hay quên, lo âu, trầm cảm, khẩu vị kém, hiệu suất công việc giảm sút,...
2. Người trả cần ngủ bao nhiêu tiếng một ngày?
Tùy vào từng độ tuổi khác nhau sẽ có khung thời gian ngủ khác nhau áp dụng phù hợp. Riêng đối với người trẻ tuổi, thời gian ngủ đủ được khuyến nghị như sau:
- Thanh thiếu niên từ 14 - 17 tuổi: ngủ đủ 8 - 10 giờ mỗi ngày
- Thanh niên từ 18 - 25 tuổi: ngủ đủ 7 - 9 giờ mỗi ngày
- Người trưởng thành từ 26 - 40 tuổi: ngủ đủ 7 - 9 giờ mỗi ngày.
Tuy nhiên, ngoài đảm bảo thời gian ngủ cần thiết được khuyến cáo như trên, ngủ sâu và ngon giấc cũng không kém phần quan trọng. Người trẻ nên ghi nhớ rằng tiêu chí chất lượng quan trọng hơn thời gian ngủ.
Để đánh giá thế nào là một giấc ngủ chất lượng, hãy tự cảm nhận trạng thái cơ thể sau khi ngủ dậy. Buổi sáng thức giấc thấy người khỏe khoắn, đầu óc minh mẫn, tình thần phấn chấn là mình chứng tốt nhất về việc bạn đã có một giấc ngủ ban đêm đạt hiệu quả mong muốn.
3. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi
Nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ được chia thành hai cấp bậc nặng & nhẹ
Không chỉ trong thời kỳ dịch bùng phát dữ dội và những người từng mắc Covid-19 mới gặp phải các triệu chứng và hậu quả do chứng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng. Thực tế, có tới hơn 70% người trưởng thành cho biết họ bị mất ngủ vào một thời điểm nào đó trong đời. Nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ được chia thành hai cấp bậc nặng, nhẹ như sau:
- Mất ngủ ngắn - nhẹ, một vài ngày là do:
- Thói quen thức và ngủ do lịch làm việc hoặc lệch múi giờ
- Dùng các loại thực phẩm có chứa Cafein trong ngày.
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh hoặc giảm đau.
- Ăn quá no vào bữa tối.
- Ngủ quá nhiều vào buổi trưa.
- Quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn.
- Nhiệt độ phòng ngủ quá lạnh hoặc quá nóng.
- Các áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, công việc, tài chính hoặc gia đình khiến tâm lý lo lắng, suy nghĩ nhiều hơn vào ban đêm.
- Mất ngủ kéo dài - nặng, là do:
- Bệnh cơ thể: các chứng bệnh như tiểu đường, tim, hen suyễn, cường giáp, Parkinson,...
- Bệnh về tâm thầm: trầm cảm, rối loạn lo âu, nghiện chất kích thích,...
4. Hậu quả của chứng rối loạn giấc ngủ kéo dài:
Ngủ là phương pháp nạp năng lượng cho cơ thể một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Nhưng khi giấc ngủ không được đảm bảo, dù là người già, người đang bệnh hay người trẻ tuổi khỏe mạnh đều sẽ gặp phải những vấn đề không mong muốn.
Rối loạn giấc ngủ khiến bạn mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ hoặc thường xuyên bị giật mình, giấc ngủ chập chờn. Kéo theo các hệ lụy như suy giảm trí nhớ, não mệt mỏi làm cho khả năng suy nghĩ kém. Nguy hiểm hơn còn kéo theo các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, huyết áp tăng đột ngột,...
Một trong những triệu chứng sớm nhất của chứng rối loạn giấc ngủ gây ra là tâm trạng luôn căng thẳng, dễ bị xúc động. Những người bị mất ngủ, thiếu ngủ cũng có xu hướng dễ mắc trầm cảm hơn.
5. Làm sao để khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ?\
Các lời khuyên dưới đây tránh để tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài.
Được biết, nhịp sống của người trẻ luôn tất bật và năng động hơn để đáp ứng với nhu cầu cuộc sống hiện đại ngày nay. Do đó, một giấc ngủ đủ và chất lượng là rất quan trọng để họ kịp tái tạo năng lượng và nghỉ ngơi. Nếu cảm thấy bản thân có các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ được liệt kê ở bên trên, hãy nhanh chóng khắc phục chúng theo các lời khuyên dưới đây tránh để tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài.
- Nếu sau 10 - 20 phút lăn lộn trên giường mà vẫn chưa thể ngủ thì nên ngồi dậy, ra khỏi giường, uống một cốc nước hoặc đọc một vài trang sách. Đừng cố ép bản thân “phải ngủ”, vô tình điều này càng làm tăng áp lực về giấc ngủ và bạn sẽ còn phải thao thức nhiều hơn.
- Lên lịch sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, tránh làm việc quá khuya và ăn hoặc uống các loại thực phẩm có chứa cafein như cafe, trà sữa hoặc chocolate,...
- Tránh xa các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại ít nhất 30 phút trước khi đến giờ đi ngủ.
- Nghe một bản nhạc nhẹ và thực hiện một vài động tác yoga ngay trên nệm giúp các cơ được thả lỏng nhanh chóng và giấc ngủ sữ ngon hơn.
- Lựa chọn một chiếc nệm êm ái phù hợp với bản thân. Tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn loại nệm có các tính năng nâng đỡ khác nhau như: nếu bạn thích nằm loại nệm mềm có độ nhún nảy thì nệm lò xo là một gợi ý tuyệt vời. Ngược lại, nếu bạn thích nệm có bề mặt không quá mềm nhưng cũng không quá cứng, thì nệm cao su sẽ là một lựa chọn hoàn hảo dành riêng cho bạn.
Lưu ý: Các lời khuyên trên được Thegioinem.com đưa ra chỉ phù hợp cho những ai bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ nhẹ, ngắn ngày. Đối với những người bị mất ngủ, thiếu ngủ kinh niên cần đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả.
Thông tin liên hệ
Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
Website: https://thegioinem.com/
Hotline: 0906 677 325