Tìm hiểu về các giai đoạn của giấc ngủ | Thegioinem.com

 

Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải mặc dù mới thức dậy sau 7, 8 tiếng say giấc nồng? Hay có những ngày bạn đi ngủ lúc 1,2 giờ mà sáng sớm hôm sau vẫn hừng hực năng lượng, tỉnh táo bất ngờ? Tất cả những câu hỏi này đều có lý do riêng, phần lớn phụ thuộc mật thiết với các giai đoạn của giấc ngủ.

broken image

Bằng việc theo dõi cơ thể con người khi ngủ người ta nhận thấy quá trình ngủ của con người được chia thành các giai đoạn nhất định, ở mỗi giai đoạn cơ thể có những hoạt động đặc trưng riêng. Hãy cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu qua chủ đề này nhé!

Tại sao phải tìm hiểu về các giai đoạn của giấc ngủ?

Ai cũng biết ngủ ít sẽ không tỉnh táo, đôi khi ngủ nhiều sẽ mang lại sự uể oải. Nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra những hiện tượng này.

Nguyên nhân sâu xa có thể đến từ các giai đoạn của giấc ngủ. Các giai đoạn này sẽ khiến cơ thể hoạt động theo nhiều hướng khác nhau. Những hoạt động này có được tối ưu hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ và cơ thể của bạn sau khi thức dậy.

Một giấc ngủ ngon sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích về sức khỏe:

  •  Giúp điều chỉnh các ormone trong cơ thể, giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống và rạng ngời
  • Tăng cường chức năng làm việc của não, tăng cường độ tập trung và ngăn chặn suy giảm trí nhớ
  • Góp phần làm giảm nguy cơ trầm cảm
  • Điều chỉnh cân nặng
  • Ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ
  • Duy trì tốt hệ thống miễn dịch
  •  Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh đường huyết, huyết áp cao 

Tìm hiểu về các giai đoạn của giấc ngủ cũng giống như gián tiếp đang tìm biện pháp hoàn hảo để đem sức khỏe, thành công và năng lượng cho cuộc sống của bạn.

Tuy các nhà khoa học vẫn chưa giải mã hết được chức năng của giấc ngủ, nhưng họ đều đồng tình rằng giấc ngủ có chất lượng tốt là điều cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh. Và một giấc ngủ tốt là giấc ngủ phải trải qua 4 giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn ru ngủ

Thông thường giai đoạn ru ngủ chỉ diễn ra từ 3-15 phút. Giai đoạn này bắt đầu diễn ra vào thời điểm bạn nhắm mắt để bắt đầu ngủ. Ở giai đoạn ru ngủ, cơ thể chuyển dần sang trạng thái thả lỏng và có thể bị đánh thức một cách dễ dàng. Những người bị thức giấc ở giai đoạn này thường bị co giật đột ngột, đây là hành động phản ứng lại cảm giác như mình đang rơi mà mình hay gặp phải.

Giai đoạn ngủ nông

Giai đoạn ngủ nông chiếm khoảng 50% tổng thời gian ngủ. Ở giai đoạn này mắt ngừng chuyển động và hoạt động của não bộ trở nên chậm hơn. Người ngủ có thể ý thức một cách lơ mơ, có một vài ý nghĩ rời rạc, trôi nổi trong đầu nhưng không thể nhìn thấy bất cứ vật gì ngay cả khi mắt còn mở. Nhịp tim, nhịp thở đều đặn và chậm lại. Người ngủ vẫn có thể bị tỉnh giấc bởi các âm thanh nhẹ xung quanh.

Giai đoạn ngủ sâu

Giai đoạn này chỉ chiếm dưới 10% tổng thời gian ngủ. Ngủ sâu là giai đoạn chuyển tiếp giữa ngủ nông và ngủ rất sâu. Ở giai đoạn này sóng não diễn ra rất chậm và được gọi là sóng delta, thỉnh thoảng được xen kẽ với những đợt sóng nhanh. Nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp của cơ thể đều giảm, hệ thống cơ xương khớp cũng giãn ra, chùng xuống. Giai đoạn này kéo dài hơn ở thanh niên và ngắn đi ở người già.

Giai đoạn ngủ rất sâu

Giai đoạn này chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ. Đây là giai đoạn quan trọng giúp cơ thể được nghỉ ngơi gần như hoàn toàn. Ở giai đoạn này, nhiệt độ của cơ thể, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp đều giảm xuống mức thấp nhất, hoàn toàn không có sự chuyển động của mắt và các cơ tay, chân. Những người bị thức giấc ở giai đoạn này thường cảm thấy chạng vạng, bơ vơ, mất phương hướng. Đây là thời khắc cơ thể hoàn toàn được nạp lại năng lượng và là yếu tố quyết định giấc ngủ có ngon hay không.

Ngủ mơ

Ngủ mơ còn được gọi là REM (rapid eye movement), nó chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ. Ở giai đoạn này mặc dù đang ngủ nhưng nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp đều tăng lên, nhãn cầu – đôi mắt chuyển động nhanh qua lại, trong khi cơ chân tay tạm thời không hoạt động. Cơn mơ thường sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào, tiêu biểu là ở giai đoạn ngủ nông và ngủ sâu.

Cuối giai đoạn REM, thông thường cơ thể thức giấc tạm thời một vài phút sau đó nhanh chóng lặp lại chu kỳ giấc ngủ cho đến sáng. 

Làm thế nào để có một giấc ngủ ngon

Dựa trên hiểu biết về các giai đoạn của giấc ngủ, tất cả những gì chúng ta cần làm để ngủ ngon, ngủ sâu, ngủ đủ giấc là tuân thủ 3 nguyên tắc tối ưu:

  • Nguyên tắc một: Giảm thời gian ru ngủ và ngủ nông
  • Nguyên tắc hai: Tăng thời gian ngủ sâu và ngủ rất sâu
  • Nguyên tắc ba: Tối ưu hóa thời gian ngủ mơ tích cực

Để ứng dụng 3 nguyên tắc trên, Thế Giới Nệm cũng đem đến cho các bạn một số lưu ý để giấc ngủ thêm ngon:

  • Không thức quá khuya: Thức khuya làm trì hoãn các giai đoạn của giấc ngủ. Theo nhịp sinh học tự nhiên, melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ được tuyến tùng tiết ra trong một khoảng thời gian nhất định. Vào buổi tối melatonin được tiết ra với nồng độ cao nhất với mục đích giúp bạn ngủ say. Bỏ qua thời điểm vàng bạn sẽ thấy khó ngủ hơn sau đó.
  • Không ngủ quá sớm khi không thực sự cần thiết: Bạn thường ngủ vào 10 giờ tối nhưng vì một lý do nào đó bạn lại muốn ngủ sớm và cố gắng đi ngủ lúc 6 giờ. Bạn sẽ cảm thấy bản thân trằn trọc, khó ngủ, giai đoạn ru ngủ và ngủ nông bị kéo dài, khiến cơ thể mệt mỏi. Điều này chứng minh được dù thời gian ngủ có được kéo dài, nhưng nhiều người vẫn cảm thấy bản thân mất sức sống do lựa chọn thời gian bắt đầu ngủ không phù hợp. 
  • Không ngắt quãng chu trình giấc ngủ: Đồng hồ báo thức có thể reo lên khi bạn đang ngủ sâu hay đang ngủ mơ. Điều này rõ ràng là không tốt vì làm giảm thời gian ngủ sâu và ngủ mơ của bạn. Mặc dù bạn không muốn đồng hồ báo thức reo lên khi đang ngủ say nhưng bạn cần phải thức dậy để đi học hay đi làm đúng giờ. Để khắc phục điều này, hãy xây dựng thói quen đi ngủ và thức dậy vào thời gian nhất định. Ánh sáng mặt trời và đồng hồ sinh học tự nhiên là công cụ hiệu quả nhất giúp bạn thức dậy đúng giờ với khuôn mặt tươi tỉnh, nhờ đó bạn sẽ có một ngày học tập và làm việc hiệu quả.
  • Thư giãn trước khi ngủ để có những giấc mơ đẹp: Dù bạn muốn hay không thì những giấc mơ vẫn diễn ra hàng đêm trong các chu kỳ của giấc ngủ. Ngủ mơ giúp bộ não hàn gắn trí nhớ, giúp năng lượng cơ thể được phục hồi, ngủ mơ là một phép màu. Nếu bạn mơ đẹp, tinh thần bạn càng phấn chấn và thư giãn hơn. Để có được những giấc mơ đẹp, trước khi ngủ bạn nên thư giãn, quên những chuyện không vui trong ngày đi, thay vào đó hãy nhớ về những điều tốt đẹp đã xảy đến. Khi những suy nghĩ của bạn chứa đựng nhiều niềm vui, bạn sẽ mơ đẹp.

Và đặt biệt hơn, nếu bạn muốn dễ dàng chìm vào giấc ngủ, giúp cơ thể được thoải mái, để cái giai đoạn của giấc ngủ diễn ra nhanh chóng, bạn có thể đầu tư thêm những sản phẩm chăm sóc giấc ngủ ưu việt.

Nếu bạn cảm thấy đau lưng, đau xương khớp, đau bả vai sau quá trình ngủ có thể thử qua các sản phẩm nệm bông ép từ các thương hiệu lớn như nệm bông ép Edena, nệm bông ép Liên Á, nệm bông ép Everon,.. Đây chính là giải pháp hoàn hảo cho chiếc lưng khó chìu của bạn đấy!

Trong bài viết này, Thế Giới Nệm đã chia sẻ đến với mọi người các giai đoạn của giấc ngủ và cách ứng dụng nó để có những đêm yên giấc. Hãy đến với Thế Giới Nệm để mỗi ngày đều tràn đầy năng lượng và hạnh phúc!